[tintuc]
Lan Hồ Điệp là loại lan có giá trị thương mại cao, nhưng lại rất khó trồng và kiểm soát.Ở Việt Nam ta thường chỉ thấy lan hồ điệp xuất hiện vào dịp cuối năm, gần tết. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do khoa học kĩ thuật trồng của chúng ta chưa phát triển
I. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP TRONG NHÀ KÍNH
Có thể chia thành các giai đoạn chính dựa trên nhiệt độ như sau:
1) Giai đoạn đầu tiên (kéo dài 22-27 tuần)
Đây là giai đoạn phát triển từ cây trong ống nghiệm ( cây lan giống cấy mô ở dạng mầm nhỏ ) cho đến khi thành cây trung. Khoảng thời gian quan trọng nhất trong giai đoạn này là lúc ra cây con, cần tránh thay đổi điều kiện sống của cây một cách quá đột ngột.
2) Giai đoạn phát triển (kéo dài 22-27 tuần)
Cây Hồ Điệp phát triển sinh dưỡng, nhiệt độ cho giai đoạn này nằm trong khoảng 28oC đến 32oC. Nhiệt độ cao vừa phải làm gia tăng khả năng quan hợp của Hồ Điệp, đồng thời hạn chế sự ra hoa sớm không cần thiết trong giai đoạn dưỡng sức này. Theo K. Kataoka và cộng sự, giai đoạn trước khi cây ra hoa cần hàm lượng Carbohydrate rất lớn, điều này cũng có nghĩa là nếu sự ra hoa xảy ra khi cây không đủ sức, chất lượng hoa sẽ không cao hoặc làm tổn hại đến cây mẹ.
3) Giai đoạn thọ hàn (kéo dài 4-6 tuần)
Cảm ứng ra hoa Hồ Điệp cần phản ứng stress nước nhẹ trong nhiệt độ thấp, từ 17 đến 25oC. Tại nhiệt độ này, hàm lượng Cytokinin nội sinh trong lá tăng lên, ngược lại với hàm lượng Acid Abscisic . Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu năm 2003, số lượng cũng như hàm lượng protein trong mô lá tăng đáng kể trong giai đoạn này. Điều này cho thấy phản ứng ra hoa để đạt đến mức tối ưu cần được xảy ra trong điều kiện lạnh, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng đã nói lên điều này. Giai đoạn xử lý ra hoa kết thúc khi phần lớn các cây xử lý tạo phát hoa non khoảng 2-5cm.
4) Giai đoạn kết thúc (kéo dài 8-15 tuần)
Sau khi cây Hồ Điệp được 4 đến 6 lá và chiều rộng lá khoảng 25cm, cây được đưa vào giai đoạn xử lý phát hoa, nhiệt độ xử lý nằm trong khoảng 17-26oC.
Trong giai đoạn này, mục tiêu của người trồng là kéo dài phát hoa, tăng số lượng hoa, điều khiển cho hoa nở đồng thời và hoa xoay đều theo trục phát hoa.
Có thể chia giai đoạn này thành 3 giai đoạn nhỏ hơn:
Trước tiên, phát hoa cần được kéo dài ở nhiệt độ cao (26oC) trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó chuyển sang nhiệt độ thấp hơn (17-25oC) để cảm ứng chồi sinh sản, hạn chế tối đa số chồi sinh dưỡng. Ngay sau khi có một số nụ nhất định hình thành, để làm cho phát hoa nở đều, nhiệt độ được tiếp tục giảm xuống khoảng 19-20oC nhằm kéo dài thời gian bung cánh hoa của những hoa bên dưới, tạo điều kiện cho các hoa bên trên tiếp tục hình thành phát triển và bung cánh hoa trong cùng một khoảng thời gian ngắn.
Nhiệt độ trong suốt quá trình xử phát hoa nếu vượt quá 26oC có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên phát hoa, làm chột đỉnh hoặc giảm số lượng hoa.
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khoảng thời gian trung bình để hoa nở:
Ánh sáng trong quá trình phát triển của lan Hồ Điệp vào khoảng 500-1500 footcandles (đơn vị tính bằng ánh nến), thuộc loại tương đối cao so với đa số các loài lan khác (Dù vậy cây không chịu được ánh sáng trực tiếp).
Tuy nhiên so với nhiệt độ thì ánh sáng không ảnh hưởng nhiều đến sự ra hoa của Hồ Điệp mà chỉ quan trọng về yếu tố tích lũy dinh dưỡng thông qua quang hợp và ảnh hưởng đến đặc tính quang hướng động của hoa.
II. CÁCH CHĂM SÓC LAN HỒ ĐIỆP
Loài lan này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Australia, mọc ở độ cao 200 - 400 m. Khi cây được 1 - 3 năm tuổi thì phát triển mạnh về thân, rễ, lá. Do vậy, thời điểm này bạn cần chăm sóc tích cực nhất.
Loài hoa này rất bền, có thể để được 40 - 50 ngày.
1) Thời gian nở
Tất cả các mùa trong năm.
Có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
2) Ánh sáng
Hồ điệp ưa bóng mát.
3) Nhiệt độ
Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20 - 35 độ C.
4) Độ ẩm
Trong khoảng 60 - 80%.
5) Cách tưới nước
Mùa đông 2 - 3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Mùa hè tưới ngày 2 - 3 lần tùy thuộc vào chất trồng lan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
6) Cách tưới phân
7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10 - 15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Lan còn tưới phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK 20-20-20. Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.
7) Phòng sâu bệnh
Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.
* Chú ý:
Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và tưới NPK 30-10-10.
[/tintuc]
Lan Hồ Điệp là loại lan có giá trị thương mại cao, nhưng lại rất khó trồng và kiểm soát.Ở Việt Nam ta thường chỉ thấy lan hồ điệp xuất hiện vào dịp cuối năm, gần tết. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do khoa học kĩ thuật trồng của chúng ta chưa phát triển
Đài Loan là một quốc gia trồng có kỹ thuật trồng lan hàng đầu thế giới với khả năng trồng Hồ Điệp cắt cành, điều khiển ra hoa... và bộ sưu tập giống cực kỳ đồ sộ.
Kỹ thuật điều khiển ra hoa Hồ Điệp hiện là bí quyết công nghệ của người Đài Loan. Chỉ với phương pháp điều khiển nhiệt độ, họ có thể kích thích Hồ Điệp tạo phát hoa với hiệu quả gần như tuyệt đối.
Ở Việt Nam hiện nay đang dần hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp trình độ cao. Nuôi lan hồ điệp trong nồng kính là một trong các mô hình đó. Mô hình này được nhà nước đặc biệt quan tâm và hỗ trợ. Dưới đây là quy trình trồng lan hồ điệp trong lồng kính mời các bạn tham khảo
Kỹ thuật điều khiển ra hoa Hồ Điệp hiện là bí quyết công nghệ của người Đài Loan. Chỉ với phương pháp điều khiển nhiệt độ, họ có thể kích thích Hồ Điệp tạo phát hoa với hiệu quả gần như tuyệt đối.
Ở Việt Nam hiện nay đang dần hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp trình độ cao. Nuôi lan hồ điệp trong nồng kính là một trong các mô hình đó. Mô hình này được nhà nước đặc biệt quan tâm và hỗ trợ. Dưới đây là quy trình trồng lan hồ điệp trong lồng kính mời các bạn tham khảo
Chuyến thăm của đoàn cán bộ tỉnh Hà Nội về viện nghiên cứu rau quả Đh NN1 |
I. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP TRONG NHÀ KÍNH
Có thể chia thành các giai đoạn chính dựa trên nhiệt độ như sau:
1) Giai đoạn đầu tiên (kéo dài 22-27 tuần)
Đây là giai đoạn phát triển từ cây trong ống nghiệm ( cây lan giống cấy mô ở dạng mầm nhỏ ) cho đến khi thành cây trung. Khoảng thời gian quan trọng nhất trong giai đoạn này là lúc ra cây con, cần tránh thay đổi điều kiện sống của cây một cách quá đột ngột.
2) Giai đoạn phát triển (kéo dài 22-27 tuần)
Cây Hồ Điệp phát triển sinh dưỡng, nhiệt độ cho giai đoạn này nằm trong khoảng 28oC đến 32oC. Nhiệt độ cao vừa phải làm gia tăng khả năng quan hợp của Hồ Điệp, đồng thời hạn chế sự ra hoa sớm không cần thiết trong giai đoạn dưỡng sức này. Theo K. Kataoka và cộng sự, giai đoạn trước khi cây ra hoa cần hàm lượng Carbohydrate rất lớn, điều này cũng có nghĩa là nếu sự ra hoa xảy ra khi cây không đủ sức, chất lượng hoa sẽ không cao hoặc làm tổn hại đến cây mẹ.
3) Giai đoạn thọ hàn (kéo dài 4-6 tuần)
Cảm ứng ra hoa Hồ Điệp cần phản ứng stress nước nhẹ trong nhiệt độ thấp, từ 17 đến 25oC. Tại nhiệt độ này, hàm lượng Cytokinin nội sinh trong lá tăng lên, ngược lại với hàm lượng Acid Abscisic . Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu năm 2003, số lượng cũng như hàm lượng protein trong mô lá tăng đáng kể trong giai đoạn này. Điều này cho thấy phản ứng ra hoa để đạt đến mức tối ưu cần được xảy ra trong điều kiện lạnh, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng đã nói lên điều này. Giai đoạn xử lý ra hoa kết thúc khi phần lớn các cây xử lý tạo phát hoa non khoảng 2-5cm.
4) Giai đoạn kết thúc (kéo dài 8-15 tuần)
Sau khi cây Hồ Điệp được 4 đến 6 lá và chiều rộng lá khoảng 25cm, cây được đưa vào giai đoạn xử lý phát hoa, nhiệt độ xử lý nằm trong khoảng 17-26oC.
Trong giai đoạn này, mục tiêu của người trồng là kéo dài phát hoa, tăng số lượng hoa, điều khiển cho hoa nở đồng thời và hoa xoay đều theo trục phát hoa.
Có thể chia giai đoạn này thành 3 giai đoạn nhỏ hơn:
Trước tiên, phát hoa cần được kéo dài ở nhiệt độ cao (26oC) trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó chuyển sang nhiệt độ thấp hơn (17-25oC) để cảm ứng chồi sinh sản, hạn chế tối đa số chồi sinh dưỡng. Ngay sau khi có một số nụ nhất định hình thành, để làm cho phát hoa nở đều, nhiệt độ được tiếp tục giảm xuống khoảng 19-20oC nhằm kéo dài thời gian bung cánh hoa của những hoa bên dưới, tạo điều kiện cho các hoa bên trên tiếp tục hình thành phát triển và bung cánh hoa trong cùng một khoảng thời gian ngắn.
Nhiệt độ trong suốt quá trình xử phát hoa nếu vượt quá 26oC có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên phát hoa, làm chột đỉnh hoặc giảm số lượng hoa.
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khoảng thời gian trung bình để hoa nở:
Nhiệt độ (oC) | Thời gian từ khi phát hoa xuất hiện đến khi hoa đầu tiên nở (Ngày). |
14 | 266 |
17 | 133 |
20 | 87 |
23 | 68 |
26 | 52 |
Ánh sáng trong quá trình phát triển của lan Hồ Điệp vào khoảng 500-1500 footcandles (đơn vị tính bằng ánh nến), thuộc loại tương đối cao so với đa số các loài lan khác (Dù vậy cây không chịu được ánh sáng trực tiếp).
Tuy nhiên so với nhiệt độ thì ánh sáng không ảnh hưởng nhiều đến sự ra hoa của Hồ Điệp mà chỉ quan trọng về yếu tố tích lũy dinh dưỡng thông qua quang hợp và ảnh hưởng đến đặc tính quang hướng động của hoa.
Kỹ thuật trồng lan hồ điệp |
II. CÁCH CHĂM SÓC LAN HỒ ĐIỆP
Loài lan này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Australia, mọc ở độ cao 200 - 400 m. Khi cây được 1 - 3 năm tuổi thì phát triển mạnh về thân, rễ, lá. Do vậy, thời điểm này bạn cần chăm sóc tích cực nhất.
Loài hoa này rất bền, có thể để được 40 - 50 ngày.
1) Thời gian nở
Tất cả các mùa trong năm.
Có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
2) Ánh sáng
Hồ điệp ưa bóng mát.
3) Nhiệt độ
Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20 - 35 độ C.
4) Độ ẩm
Trong khoảng 60 - 80%.
5) Cách tưới nước
Mùa đông 2 - 3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Mùa hè tưới ngày 2 - 3 lần tùy thuộc vào chất trồng lan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
6) Cách tưới phân
7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10 - 15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Lan còn tưới phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK 20-20-20. Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.
7) Phòng sâu bệnh
Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.
* Chú ý:
Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và tưới NPK 30-10-10.
lúc 03:46 14 tháng 9, 2014